Tùy vào nơi trồng và điều kiện khí hậu mà cách chăm sóc cây hồng môn sẽ khác nhau về lượng nước tươi, ánh sáng, phân bón... Nếu bạn muốn chọn cây hồng môn làm cây trang trí văn phòng, nhà cửa... hãy tìm hiểu các cách chăm sóc cây hồng môn sau.
Mục lục
Đặc điểm cây hồng môn
Hồng môn hay còn gọi với các tên khác như vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Đây là loại hoa được nhiều người chọn làm hoa chúc mừng sinh nhật, hoa trang trí nhà cửa, văn phòng... để làm đẹp và làm mới không gian sống và làm việc.
Cây hồng môn có lá xanh, hoa đỏ nên thích hợp chọn làm hoa trang trí
Cây hoa hồng môn có tên khoa học là : Anthurium andreaenum. Đây là loại cây thân thảo lâu năm, được Cây lai tạo từ cây phú quý và loài cây lan ý. Vì vậy, cây hoa hồng môn có lá giống cây phú quý xanh và hoa khá giống với cây Lan Ý, với các đặc điểm như lá sừng, tròn thuôn và nhọn ở phần ngọn; hoa mo màu đỏ cam, uốn cong như vỏ sò, mo hình trứng, màu đỏ. Thông thường, hoa hồng môn nở tự nhiên vào tháng 2 - 7.
Không chỉ là loại cây sử dụng để trang trí làm đẹp không gian mà cây hoa hồng môn còn có tác dụng lọc các khí độc tron không khí như ormaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac, giúp không gian sống thêm thanh sạch, đảm bảo cho sức khỏe.
Cách chăm sóc cây hồng môn để ra hoa
Để cây hồng môn ra hoa, cần thiết phải chăm sóc cây hồng môn một cách tốt nhất. Trong cách chăm sóc cây hồng môn, các yếu tố đặc biệt chú ý đến là ánh sáng, lượng nước tươi, bón phân.
Ánh sáng
Vấn đề ánh sáng đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây hồng môn. Thông thường, sau khi trồng để nơi râm mát 10 – 15 ngày, sau đó chuyển chậu sang khu vực có nhiều ánh sáng hơn để cây quang hợp một cách tốt nhất.
Bên cạnh hồng môn trồng đất, bạn nên để áp dụng cách trồng cây hồng môn trong nước, hay còn gọi là hồng môn thủy sinh. Và yếu tố ánh sáng trong cách chăm sóc cây hồng môn nước cũng cần quan tâm, nên đặt ở cửa sổ, hành lang những nơi có ánh sáng chiếu tới nhưng tránh được ánh nắng gắt.
Đảm bảo ánh sáng để cây hồng môn nhanh ra hoa
Cách tưới nước cho cây hồng môn
Nước là nguồn gốc của mọi sự sống, với cây cỏ thì nước càng đặc biệt quan trọng. Đối với cây hồng môn thì nước chính là yếu tố quyết định đến việc ra hoa và chất lượng hoa. Trong thời gian đầu cây mới mọc lên thì bạn nên tưới nước vừa đủ ẩm cho cây, tần suất tưới từ 1 – 2 ngày/lần, không nên tưới nhiều khiến cho bộ rễ còn non nớt sẽ thối vì ngập úng. Và khi cây lớn và để thúc ra hoa cho cây, các bạn nên tươi từ 1 – 2 lần/ngày, điều kiện là chậu phải thoát nước tốt để tránh tình trạng thối rễ. Duy trì chế độ tưới này cho đến lúc cây đang trong thời kì ra hoa.
Cách bón phân cho cây hồng môn
Bón phân chính là cách cung cấp dinh dưỡng cho cây, đây là vấn đề quyết định sự sống còn và phát triển, ra hoa của cây.
Vừa mới trồng cây hồng môn thì tuyệt đối bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Để chậu cây hồng môn trong điều kiện râm mát khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng, các bạn có thể bón các loại phân hữu cơ cho cây như xác đỗ tương, xác động vật...
Khi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân NPK 12-12-17-9+TE hòa tan vào nước tưới giúp hoa to, màu sắc tươi đẹp. Phân bón này cũng áp dụng được với cách trồng cây hồng môn thủy canh.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây hồng môn để cây ra hoa to đẹp
Cách chăm sóc cây hồng môn trong nhà
Khi trồng cây hồng mông trong nhà, do điều kiện ánh sáng và nhiệt độ không được tự nhiên nên bạn cần chăm sóc kĩ hơn. Đặc biệt chú ý đến các vấn đề như độ ẩm, ánh sáng, nước tươi, phân bón... để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Nước tưới: Các chăm sóc cây hồng môn tốt nhất trong nhà là quan tâm nhiều về lượng nước tưới, không nên tưới lượng nước quá nhiều sẽ làm cây ngập úng và cũng không tưới nước quá ít sẽ làm cây khô.
Cây hồng môn phát triển rất tốt trong độ ẩm của đất đại 70-80%, dựa vào đặc điểm của cây mà bạn cần có chế độ tưới nước thích hợp. Nếu cây hồng môn bị héo lá, lá cò màu nhạt, hoa nở không đồng đều tức thì lượng nước quá ít, cần tưới nước cho cây mỗi ngày. Nếu cây vàng, lá thối... nghĩa là cây bị úng, bạn nên hạn chế lượng nước tưới, tốt nhất tầm 2-3 ngày mới tưới một lần.
Ánh sáng: Đây là yếu tố cực kì quan trong trong quá trình chăm sóc cây hồng môn trong nhà. Cây hồng môn sinh trưởng tốt ở môi trường mát mẻ nhưng không vì thế mà đặt cây ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng nhé! Hãy đặt cây ở vị trí có ánh sáng chiếu vào như ban công, cửa sổ...
Nhiệt độ: Cây hồng môn sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 20oC, nếu đặt hồng môn trong nhà bạn nên duy trì ở nhiệt độ lý tưởng đó. Chú ý, không nên đặt cây hồng môn ở trước máy lạnh vì hơi lạnh phà ra sẽ hạn chế sự phát triển của cây.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây hồng môn để cây ra hoa to đẹp
Cắt tỉa cành: Khi trồng cây hồng môn trong nhà, các bạn sẽ gặp phải tình trạng như thối gốc, thối củ và thân, vàng lá do rệp... Do đó, trong quá trình chăm sóc cây, các bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ nhằm duy trì sự thông thoáng.
Bón phân: Trồng cây hồng môn trong nhà cũng cần đến vấn đề phân bón để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nên bón phân hữu cơ cho cây như xác động vật, phân động vật, xác cây cỏ... ủ ở gốc cây. Trong thời kì cây chuẩn bị ra hoa và đơm hoa, hãy bón phân NPK 12-12-17-9+TE hòa tan vào nước để tưới cho cây, đây là cách giúp cây ra hoa nhanh, hoa to và đẹp.
Những lưu ý khi chăm sóc cây hồng môn trong văn phòng
Chăm sóc cây hồng môn trong văn phòng cũng như cách chăm sóc cây lan ý, không nên tưới nhiều nước như trồng ở ngoài trời. Bởi môi trường văn phòng có máy lạnh nên độ ẩm được đảm bảo, nếu bạn tưới nước mỗi ngày sẽ khiến cây ngập úng và thối rễ. Chỉ nên tưới nước cho cây khi thấy bề mặt đất trên chậu bị khô. Vào mùa hè thì mỗi tuần nên tưới cho cây tầm từ 2-3 lần, vào mùa đông chỉ nên tưới cho cây từ 1-2 lần một tuần.
Một trong những điều khiến cho cây văn phòng, đặc biệt là cây hồng môn nhanh rụi và chết dần chính là ánh sáng không đủ. Vì thế, cây hồng môn đặt ở đâu trong ăn phòng là điều bạn nên chú ý khi chăm sóc cây. Để cây hồng môn quang hợp tốt, bạn nên đặt cây ở những nơi có đèn huỳnh quang hoặc những nới có ánh sáng chiếu vào như cửa sổ, ban công... Và tốt nhất mỗi tuần bạn nên mang cây ra phơi nắng từ 1-2 lần trước 10h sáng để cây được hấp thu ánh nắng mặt trời quang hợp được tốt hơn.
Chậu cây hồng môn thủy sinh chưng văn phòng
Trong quá trình đặt cây hồng môn trong văn phòng, hãy quan sát tình trạng cây. Nếu thấy lá vàng và héo nên bổ sung phân bón cho cây. Tốt nhất nên dùng phân hữu cơ để khi tưới cây không bị nóng quá, ngăn chặn tình trạng cây hồng môn bị cháy lá.
Đặt cây hồng môn trong văn phòng cũng cần chú ý đến vấn đề nhiệt độ. Vì văn phòng mở máy lạnh hằng ngày nên bạn phải điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, trong vòng 18 – 20oC. Nếu đặt cây ở nhiệt độ thấp hơn 15oC cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 30oC thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây.
Hình ảnh cây hồng môn đẹp
Hoa hồng môn màu trắng, xanh, đỏ
Hoa hồng môn trắng tinh khôi
Cây hoa hồng môn tím đặc biệt
Chậu hoa hồng môn đỏ trang trí đá tuyệt đẹp
Bó hoa hồng môn đẹp
Trên là những chia sẻ của Hoatuoi360.vn về cách chăm sóc cây hoa hồng môn, hy vọng sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích để cây hồng môn được phát triển và ra hoa như mong đợi.
Hoatuoi360.vn chính là shop hoa cung cấp hoa tươi chất lượng nhất trên địa bàn TPHCM. Các dịch vụ của Hoatuoi360 rất phong phú và đa dạng, bao gồm hoa khai trương, hoa chúc mừng, hoa sinh nhật, hoa chia buồn... Các loại hoa ở Hoatuoi360 đầy đủ chủng loại, từ các loại hoa nhập như hoa hồng Ecuador, hoa tulip... đến thế giới hoa nội như hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền, cẩm tú cầu, cát tường... đảm bảo phục vụ nhu cầu và sở thích của toàn thể khách hàng.